Hố sâu ven lộ quá nguy hiểm
Có 6 đặc điểm ở nam giới khiến phụ nữ không thể cưỡng lại được đã được khoa học chứng minh
Châu Âu còn những quốc gia trung lập nào?
Ngày 28.1 (tức 29 tết), thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Du lịch, UBND Q.8 phối hợp các đơn vị mua lại hoa của tiểu thương tặng người dân chơi tết. Đây là hoạt động nằm trong chương trình "Mua hoa tặng hộ gia đình khó khăn" diễn ra từ ngày 27.1 đến hết ngày 28.1 (tức từ 28 tết đến hết 29 tết). Theo đó, từ sáng 28 tết, tại tuyến đường hoa Bến Bình Đông – một phần của chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền", ban tổ chức đã tiến hành thu mua hoa và chậu cảnh tại hơn 50 gian hàng. Các loại hoa phổ biến như hoa cúc, hoa cúc mâm xôi, hoa vạn thọ, hoa mào gà… được chọn mua để hỗ trợ các tiểu thương tiêu thụ số lượng hoa còn lại. Số hoa này sau đó được trao tặng cho 400 hộ gia đình khó khăn và 40 khu phố trên địa bàn Q.8, góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng. Bên cạnh đó, trong hai ngày 28 và 29 tháng chạp năm Giáp Thìn, Sở Du lịch tiếp tục phối hợp các đơn vị tài trợ thu mua thêm khoảng 2.000 chậu hoa, cây cảnh để trang trí "Đường hoa nghĩa tình" đợt 2. Đây là hoạt động nhằm làm mới không gian, phục vụ du khách đến tham quan, thưởng lãm và chụp ảnh trong dịp tết. Tính chung cả chương trình, tổng cộng có khoảng 9.500 chậu hoa các loại được thu mua để phục vụ trang trí tuyến đường hoa và trao tặng các hộ gia đình khó khăn, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp ngày xuân. Tuyến "Đường hoa nghĩa tình" tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Mỗi ngày, tuyến đường hoa đón khoảng 10.000 lượt khách tham quan, chụp ảnh và được duy trì đến hết mùng 3 Tết Ất Tỵ. Theo Sở Du lịch TP.HCM, chương trình "Mua hoa tặng hộ gia đình khó khăn" và hoạt động trang trí "Đường hoa nghĩa tình" là lời tri ân đến cộng đồng tiểu thương và các gia đình khó khăn; đồng thời là sự kết nối giữa giá trị truyền thống với sự phát triển hiện đại của TP. Những chậu hoa rực rỡ không chỉ điểm tô sắc xuân mà còn truyền tải thông điệp về tinh thần đoàn kết, sẻ chia, tạo nên một mùa rết ấm áp và tràn đầy ý nghĩa cho tất cả mọi người."Đường hoa nghĩa tình" được tổ chức tại khu vực nhà cổ tuyến đường Bình Đông (P.13, Q.8). Đường hoa này gồm 6 khu vực bao gồm các cụm tiểu cảnh: Cổng chào - Trên bến dưới thuyền - Xuân Ất Tỵ 2025, Năm Ất Tỵ 2025, chợ Bến Thành, tái hiện Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ, cụm tiểu cảnh tuần lễ Trái cây Q.8 và cầu khỉ - thuyền hoa.
Masterise Homes - KDI Holdings hợp tác đồng hành phát triển dự án Libera Nha Trang
Ngày 8.3, thông tin từ Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Quách Thị Nương (44 tuổi, ngụ xã Đồng Phong, H.Nho Quan, Ninh Bình), để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo kết quả điều tra ban đầu của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Ninh Bình, từ tháng 7.2023 - 10.2024, Nương đã sử dụng mạng xã hội Zalo và Facebook đăng tải thông tin kêu gọi người dân bỏ tiền đầu tư buôn bán nhung hươu và các loại thảo dược với lợi nhuận cao. Nương tự giới thiệu có nhiều mối làm ăn lớn, buôn bán dễ dàng để thu hút người dân đầu tư tiền. Trong khoảng thời gian trên, đã có 4 người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chuyển cho Nương gần 13 tỉ đồng để đầu tư. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền, Nương đã không đầu tư như cam kết mà chiếm đoạt tiêu xài cá nhân.Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Ninh Bình thông báo, ai là nạn nhân của Quách Thị Nương thì liên hệ, trình báo với Công an tỉnh Ninh Bình để được giải quyết.
Chia sẻ kinh nghiệm vì sao giá bán và chất lượng sầu riêng của Thái Lan luôn ổn định, đại diện Hiệp hội Sầu riêng Thái Lan tại TP.HCM cho biết: "Người Thái Lan rất chuyên nghiệp trong việc thu hoạch, đội ngũ cắt chuẩn, nhà vườn cũng hiểu đẹp/dạt là thế nào, tạo chất lượng sầu riêng đồng đều, đủ tiêu chuẩn. Sầu riêng non, khi bị phát hiện sẽ bị phun sơn đỏ, để không có cơ hội đem đi gạt bán tiếp cho người khác. Thái Lan còn tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo bắt buộc để chủ vườn, thợ gõ, thợ cắt được học tập, được cập nhật thông tin chung về chất lượng sầu. Quyết liệt hơn, Thái Lan có một lực lượng chuyên làm nhiệm vụ đào tạo, kiểm tra và xử phạt bất kỳ cơ sở đóng gói nào có tình trạng mua bán sầu riêng non hay sượng".
Cửa sáng cho bất động sản hạng sang TP.Thủ Đức
Từ tối 14.3, nhiều tài khoản trên mạng xã hội liên tục chia sẻ hình ảnh màn hình đăng nhập ứng dụng của thương hiệu trà sữa Chagee, trong đó xuất hiện bản đồ có các vạch đứt giống với "đường lưỡi bò" phi pháp. Đây là khu vực mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông của Việt Nam.Trước đó, vào ngày 7.3, fanpage chính thức của Chagee Việt Nam đã đăng đường dẫn ứng dụng cùng chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng tải phần mềm về máy di động trước khi khai trương. Tuy nhiên, sau khi sự việc bị phát hiện, đường link này đã không còn truy cập được. Trên kho ứng dụng App Store (iOS) đã không còn thấy ứng dụng trà sữa Chagee, trong khi với Play Store (Android), một số người dùng vẫn có thể tải về máy dù số khác không thấy.Một số người dùng đã sử dụng thủ thuật chuyển vùng hoặc cài đặt tập tin APK để tải phiên bản app khu vực APAC của trà sữa Chagee. Lúc này, hình ảnh "đường lưỡi bò" vẫn xuất hiện trên màn hình đăng nhập.Ngay khi thông tin này lan truyền, fanpage Chagee Việt Nam bị tràn ngập bình luận phản đối. Nhiều bài đăng trên các diễn đàn, hội nhóm tiêu dùng cũng kêu gọi tẩy chay thương hiệu này trước cả khi cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam chính thức mở cửa.Một số người dùng bày tỏ sự thất vọng, cho biết trước đó họ rất mong chờ sự xuất hiện của Chagee tại Việt Nam do thương hiệu này khá phổ biến tại Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau khi phát hiện hình ảnh gây tranh cãi, họ tuyên bố sẽ không ủng hộ thương hiệu này.Trước phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng, Chagee Việt Nam hiện chưa đưa ra bất kỳ phản hồi chính thức nào về vụ việc. Tuy nhiên, việc ứng dụng bị gỡ khỏi các kho tải và đường dẫn liên quan không còn khả dụng cho thấy thương hiệu này đã có động thái điều chỉnh sau làn sóng phản đối từ người tiêu dùng Việt Nam.Chagee, tên tiếng Trung là Bá Vương Trà Cơ, là chuỗi trà sữa cao cấp được thành lập vào năm 2017 tại Thượng Hải (Trung Quốc). Nhờ tập trung vào các loại trà sữa pha chế từ lá trà tươi, kết hợp cùng hình ảnh văn hóa trà truyền thống, thương hiệu này nhanh chóng mở rộng quy mô, đến năm 2024 đã có hơn 5.000 cửa hàng trên khắp Đông Á.Việt Nam được xem là thị trường tiềm năng cho các chuỗi trà sữa, với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu lớn trong những năm qua. Tuy nhiên, trước sự việc lần này, khả năng gia nhập thị trường của trà sữa Chagee đang gặp nhiều khó khăn khi người tiêu dùng trong nước có thái độ kiên quyết với những thương hiệu liên quan đến "đường lưỡi bò" phi pháp.Trước Chagee, có nhiều thương hiệu nước ngoài gặp phản ứng tương tự khi để lọt hình ảnh vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam trong sản phẩm hoặc nền tảng trực tuyến của mình.Nhiều chuyên gia tại Việt Nam từng khuyến cáo người dùng không nên sử dụng các ứng dụng hay chương trình có chứa bản đồ "đường lưỡi bò" phi pháp do trong quá trình cài đặt, nhà phát triển luôn buộc người dùng phải đồng ý với các điều khoản đưa ra để sử dụng. Nếu đồng ý với những điều được cài cắm, trong đó có vấn đề chủ quyền biển đảo hoặc lãnh thổ, người dùng đang vô tình tiếp tay cho hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Kết hôn có thể giúp nam giới ngăn ngừa kiệt sức nghề nghiệp
Ô tô Toyota cố tình vượt đèn đỏ: Dân mạng đòi phạt nghiêm
Ngoài những chia sẻ về sản phẩm âm nhạc kết hợp cùng Neko Lê mang tên Liều thuốc cho trái tim, trong chương trình ON TRENDING, ca sĩ Tăng Phúc còn lầy lội bộc lộ tài giả giọng một số người nổi tiếng. Chưa kể, trước thách thức của Neko Lê, nam ca sĩ còn tranh thủ khoe khả năng làm MC đám cưới khiến mọi người được phen cười không ngớt. Mời khán giả cùng theo dõi cuộc trò chuyện của bộ đôi nghệ sĩ trong chương trình ON TRENDING, được phát sóng trên các nền tảng Thanh Niên Online, kênh YouTube - Fanpage Báo Thanh Niên cùng kênh YouTube và TikTok iHay TV.
Nhật Bản phát triển thiết bị 6G nhanh gấp 20 lần 5G
Người đang giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trăm năm qua của ngôi nhà cổ này chính là ông Trần Thanh Nghị (51 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc. Được nghe kể từ bà nội và ba, đến nay ông Nghị đã tích góp cho mình và gia đình những giai thoại truyền đời của tổ tiên. Ông Nghị cho biết trong trí nhớ của mình, ông chỉ biết xuất thân của bà sơ (là bà Nguyễn Thị Hạnh), là người gốc Gia Định, sống khu phía tây nam (thuộc Q.8, TP.HCM bây giờ). Xưa kia, bà Hạnh là bá hộ giàu có, làm "công xi heo", tức làm nghề giết mổ, buôn bán thịt heo. Bà Hạnh là đầu mối lớn, giao thịt heo cho các chợ lân cận trong khu vực. Bà Hạnh sở hữu ngôi nhà gỗ lớn, nằm sát đường cái, phía trước là con kênh (thuộc bến Bình Đông bây giờ). Do đó, mỗi lần giao dịch buôn bán, ghe bầu chở heo từ các tỉnh miền Tây đều tấp vào bến trước nhà bà sơ của ông Nghị. Thuật đại khái những lời từ bà nội, ông Nghị kể rằng, nhà bà sơ thuộc loại lớn nhất nhì vùng đó, rất giàu có. Nhà được làm bằng gỗ quý, với những hàng cột to, cao, diện tích lớn. "Nhà có mướn hai người, không làm việc gì khác ngoài việc mỗi ngày lau cột nhà. Khi lau phải bắt thang tre, rồi leo lên, người làm lấy bao bố nhún với dầu dừa sau đó bọc vào cột và ôm tuột xuống. Hai người đó được mướn chỉ để lau cột đó thôi", ông Nghị kể.Đồng thời, trước đó, vào khoảng năm 1910, bà sơ ông Nghị đã mua mảnh đất lớn ở khu vực xung quanh chùa Đức Lâm (nằm ở đường Gò Cẩm Đệm, Q.Tân Bình bây giờ) để làm nghĩa trang và xây nhà mồ từ đường thờ tổ tiên. Ngôi từ đường được xây theo phong cách "nhà nóc bánh ú" đơn sơ gồm mái ngói âm dương, tường gạch đúc đơn sơ. Từ đường này cũng chính là địa điểm mà ngôi nhà cổ 115 tuổi của ông Nghị đang ở. Về sau, bà sơ giao sự nghiệp cũng như khu nghĩa trang cùng nhà từ đường lại cho bà cố ông Nghị là bà Phạm Thị Sách. Tuy nhiên, thời gian sau, khoảng năm 1940 bà Sách lại bỏ nghề "công xi heo" để quy y Phật pháp. Từ đó, nghề làm "công xi heo" gia truyền của gia đình cũng mất dần. Thời điểm cuối năm 1944, bà Phạm Thị Yên, người con thứ 7 của bà Phạm Thị Sách tốt nghiệp dược sĩ ở Pháp rồi trở về Sài Gòn mở tiệm thuốc Tây mang tên Phạm Thị Yên. Thấy vậy, bà Phạm Thị Sách bán hết gia sản rồi mua nhiều nhà ở trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn để con gái kinh doanh thuốc và cho thuê. Lúc đó những tiệm thuốc Tây này dần trở thành đầu mối chính, cung cấp cho các bệnh viện lớn. Kinh tế gia đình từ đó tiếp tục hưng thịnh. "Tiệm thuốc chuyên nhập các loại thuốc chủ yếu là cảm, sốt, tiêu chảy… để kinh doanh cũng như lén đưa vào chiến khu D cho cách mạng", ông Nghị chia sẻ và tiết lộ rằng: "Nhà tôi thuộc dạng "tam đại đồng đường", có nghĩa nhờ nhà bán thuốc mà nuôi cả dòng họ và mọi người đều ở chung nhà. Chưa kể, đặc điểm của dòng họ có truyền thống "âm thịnh dương suy", người nam toàn làm rễ. Tài sản, sự nghiệp gì đều truyền lại cho người nữ". Khoảng năm 1950, quá trình hoạt động của bà Yên bị bại lộ. Các nhà thuốc bị bán hết, nhiều người trong gia đình tìm hướng rẽ khác nhau. Bà nội ông Nghị là bà Nguyễn Thị Huê dọn về khu nghĩa trang và nhà từ đường sinh sống. Bà Huê lấy chồng năm 16 tuổi, sinh được 19 người con. Chồng làm biện lý tòa án ở trong Sài Gòn. Ông Trần Hữu Chí (là ba ông Nghị) là người con thứ 10 trong gia đình và cũng là người được giao trọng trách giữ nhà từ đường sau này. Khi trở về sinh sống, bà Huê cải tạo lại nhà từ đường thành nhà để ở và gần như vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà và khu đất xung quanh. Tuy nhiên, về sau, một phần mảnh đất nghĩa trang được bà Sách chia lại cho các con để xây nhà sinh sống, tức anh chị em của bà Huê. Khu vực bán kính xung quanh nhà ông Nghị hiện tại đa phần là những người trong cùng dòng họ với nhau. Ông Nghị kể tiếp, vì quá giàu có nên bà nội ông luôn sống trong nhung lụa. Hầu như cuộc đời bà Huê chỉ biết sinh con và đánh bài tứ sắc mỗi ngày. Còn với bà cố, luôn có truyền thống khi con gái xuất giá, lấy chồng sẽ được tặng một bộ nữ trang có đính hột xoàn cùng 20 cây vàng làm của hồi môn. Do đó, bà nội ông Nghị cũng được thừa hưởng tương tự. "Tôi còn nhớ mỗi lần hết tiền bà nội lại nại một hột lớn lắm rồi mang ra chợ bán. Giá trị của bộ nữ trang này mà quy đổi ra thời này chắc giá trị rất lớn", ông Nghị nói. Từ năm 2006, ông Nghị bắt đầu tiếp quản ngôi nhà cổ này từ ba và bắt đầu cải tạo sửa chữa gia cố, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu chung của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 3 gian chính, đậm chất Nam bộ. Bao gồm gian thờ, khu thảo bạt (khu vực sinh hoạt chung), gian bếp và phòng ngủ. Dù trải qua trăm năm nhưng kết cấu ngôi nhà vẫn với mái ngói âm dương, hệ kèo gỗ, cột chính trong nhà là loại gỗ căm xe cùng tường xây bằng gạch đúc hoàn toàn. Bên dưới chân móng được lót lớp gạch lớn, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Phía trước ngôi nhà là hành lang, sau là ba cửa chính vòng cung "nam tả, nữ hữu". Bao bọc xung quanh nhà hiện nay là con hẻm bê tông nhỏ. Diện tích nhà hiện nay lên đến 250 m2 . Càng về sau, con hẻm được nâng lên, nên nhìn vào ngôi nhà như đang "chìm xuống" lòng đất. Những vật dụng theo nhà từ thời trước có tuổi đời gần trăm tuổi như: bộ ván gỗ đỏ, bộ bàn ghế gỗ hình chữ nhật và các bàn thờ cẩm xà cừ được ông gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Ông Nghị bày tỏ, ở nhà cổ trăm tuổi rất cực. Để ngôi nhà không rơi vào cảnh hoang tàng, xuống cấp ông phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Ông sợ nhất vào mùa mưa, nước ngập làm chân tường nhà càng thêm ẩm mục. Nếu sửa chữa tổng thể nhà rất khó. Chỉ cần đụng vào kết cấu, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ giữ nhà cổ từ đường cũng lắm công phu, ông phải chọn loại nụ xông trầm và nhang trầm để thắp cho tổ tiên bởi theo ông nhựa của trầm sẽ chống mối mọt. Chưa kể khi giữ những món đồ trong nhà, ông phải lắp nhiều camera, khóa 2 đến 3 lớp cửa mới đảm bảo an toàn. Mỗi ngày thắp nhang, ông phải tắm sạch sẽ, thay bộ đồ bà ba, khấn vái từng ông bà tổ tiên. Công đoạn này ông mất đến 30 phút mỗi ngày. Dù ngôi nhà đã cũ, nhưng đây như là giá trị tinh thần, văn hóa, kiến trúc, đồ vật lớn đối với ông và dòng họ. Mỗi năm, trong nhà ông phải thực hiện đến 8 lễ cúng giỗ, chưa kể giao thừa, Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều ông tâm tư bây giờ tìm được con cháu tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà cũng như giá trị truyền thống của tổ tiên khi xưa.
v9bet
Sáng 19.3, Ban tổ chức cuộc thi tìm hiểu "Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình" đã tổ chức trao giải cho các cá nhân tập thể tham gia cuộc thi và đón nhận quyết định Xác lập kỷ lục Việt Nam về số lượt tham gia trong các cuộc thi tìm hiểu lịch sử.Cuộc thi với chủ đề "Tự hào, vững bước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" do Tỉnh ủy Thái Bình giao cho Tỉnh đoàn Thái Bình là đơn vị thường trực tổ chức, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.2030 - 3.2.2025). Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm trên internet, chia thành 3 đợt, gồm 8 tuần thi. Nội dung thi bao gồm: tìm hiểu lịch sử mảnh đất, con người Thái Bình; các giá trị truyền thống, văn hóa của đất và người Thái Bình; tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình qua các thời kỳ; những thành tựu của Thái Bình sau 135 năm xây dựng, phát triển và 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Sau 8 tuần thi, với gần 2,5 triệu lượt thi, cuộc thi hiện giữ kỷ lục Việt Nam về số lượt tham gia trong các cuộc thi tìm hiểu lịch sử.Theo ban tổ chức, cuộc thi không chỉ thu hút cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh, mà còn lan tỏa đến người dân cả nước, kiều bào Việt Nam tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuộc thi thu hút trên 1.000 lượt người con Thái Bình, các du học sinh ở Úc, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Pháp, Đài Loan (Trung Quốc) tham gia.Cuộc thi đã xét, chọn 30 cá nhân đạt giải.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư